Màng Bitum Taegruk

mang bitum taegruk

Mã sản phẩm: SP-363 Lượt xem: 2,306

1  2  3  4  5 4.2/5 - 5 Bình chọn - 2306 Lượt xem
Mua hàng

Chính sách lắp đặt vận chuyển

  • Giao hàng trên toàn quốc
  • Giá cạnh tranh, chi phí phát sinh thấp
  • Bảo hành chính hãng hoặc theo nhà sản xuất
  • Thanh toán linh hoạt, nhanh chóng

lưu ý cần biết

  • Sản phẩm cần kiểm tra trong kho
  • Sản phẩm sản xuất theo yêu cầu cần khảo sát thực tế
  • Một vài sản phẩm có thể xem thực tế tại Showroom
Mô tả sản phẩm
  • Quy cách 1mm x 1m x 15m
  • 1 mặt keo 1 mặt phủ nhôm

Băng keo dán chống dột mái tôn là gì?

  • Băng keo dán chống dột mái tôn là loại băng keo tự dính màu đen có phủ lớp màng nhôm gia cố. Màng chống dột có độ đàn hồi và chịu dựng tốt đối với thời tiết ngoài trời và tia UV. Sản phẩm chuyên dùng để chống thấm dột trên mái tôn những nơi tiếp giáp giữa 2 miếng tôn chồng lên nhau khi trời mưa có hiện tượng tràn mép tôn, băng keo chống thấm dột còn dùng để dán những tấm tôn đã xuống cấp mà chưa tới lúc cần để thay thế có nhiều lỗ nhỏ, máng xối…, những nơi tiếp giáp tôn và tường có tác dụng bít kín và chống thấm dột tốt.

>>>Bảng giá màng giấy dầu Hàn Quốc góc bitum chống thấm chống dột sàn mái<<<
Những đặc điểm nổi bật của Màng chống thấm Bitum:

  • Chống thấm, chống nước, siêu dính, không thể bong tróc
  • Khả năng chịu nhiệt siêu tốt lên đến 150 đô C
  • Khả năng hấp thụ nhiệt ngoài trời tốt, giúp cho mái tôn, công trình của bạn giảm được nhiệt độ
  • Khả năng chống chầy xước
  • Khả năng chịu lực lên đến 10 kg
  • Chống nước xâm nhập
  • Sử dụng trên mọi bề mặt
  • Khả năng chống dò nước tốt

Cách chống thấm sân thượng và mái tôn hiệu quả:

Tầng thượng là nơi không gian thoáng mát chúng ta có thể ngồi hóng gió, ngắm chim và trồng cây cảnh. Ngôi nhà của bạn có diện tích khiêm tốn và thiết kế một không gian xanh trên sân thượng là điều rất lý tưởng.

Nhưng điều mà chúng ta lo lắng nhất chính làm sao chống thấm cho sàn mái bê tông vườn sân thượng không bị thấm nước xuống trần, tường nhà. Đồng thời sử dụng phương pháp chống thấm sân thượng nào cho phù hợp có độ bền trên 15 năm và nhất là chi phí phải hợp lý nhưng vẫn đảm những yêu cầu đưa ra. 

Màng chống thấm tự dính thường có dạng tấm và được phủ một lớp màng HDPE mỏng lên trên bề mặt. HDPE là Hight Density Poli Etilen; là một loại nhựa chịu nhiệt rất tốt trong môi trường những chất lỏng cũng như dung dịch hay phải gặp trên đường dẫn, đất cấp thoát nước. Nó không bị rỉ và không bị tác động dưới các dung dịch như muối, axít và kiềm, kể cả trong nước mưa axít. Mặt còn lại được bảo vệ bởi một lớp màng silicon.

Chống thấm bằng màng tự dính có hiệu quả là chống thấm dột triệt để, thi công đơn giản, dễ dàng. Chúng ta chỉ cần bóc lớp vỏ silicon là có thể dán trực tiếp, an toàn và nhanh chóng hơn màng chống thấm khò nhiệt vì không cần sử dụng đến nhiệt để tạo độ dính với khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt thi công khi nhiệt độ thay đổi. Chất liệu này có thể ứng dụng rộng rãi trong chống thấm trần nhà bê tông, chống thấm cầu đường, hầm, cống, … Chống thấm bằng màng dính có ưu điểm an toàn với sức khỏe với con người và thân thiện với môi trường, không có hóa chất độc hại gây ô nhiễm, không kén chất liệu thi công. Nhược điểm của màng tự dính trong chống thấm trần nhà bê tông sẽ xuất hiện mối nối giữa các tấm màng.

Bên cạnh màng chống thấm tự dính, chống thấm trần nhà bê tông còn thường sử dụng màng khò nóng lại được nhắc đến với các điểm khác biệt. Màng chống thấm khò nhiệt hay còn gọi là màng chống thấm khò nóng gốc Bitum là màng chống thấm dẻo, được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và hợp chất polymers APP được chọn lọc (Atactic Poly Propylen), có khả năng chịu nhiệt, chống tia tử ngoại UV và khả năng chống thấm cao. Ưu điểm của màng khò nóng trong thi công chống thấm cũng như chống thấm bằng màng tự dính là chống thấm dột gần như tuyệt đối cho bề mặt thi công; an toàn, thân thiện với sức khỏe và môi trường xung quanh, không độc hại. Với tính ứng dụng cao: chống thấm khe tường tiếp giáp, chống thấm sân thượng, chống thấm hồ chứa nước, bể chứa nước, …

Nhược điểm của kỹ thuật chống thấm dột bằng màng khò nóng là thi công phức tạp, đặc biệt là ở vị trí mối nối của các tấm màng. Bên cạnh đó còn cần thêm kỹ thuật gia nhiệt, khò nóng chảy để tạo kết dính.

Xử lý khe hở giữa mái tôn và tường bằng màng Bitum chống thấm:

Rất nhiều nhà, công trình có tường liền kề với công trình lợp mái tôn. Do không cùng chất liệu tạo thành nên muốn bít khe hở giữa chúng sẽ khác hơn nhiều với tường giáp tường. Tuy nhiên việc xử lý khe hở giữa mái tôn và tường cũng không phải khó bằng cách dùng Màng chống thấm.

Các phương pháp xử lý khe hở giữa mái tôn và tường bạn có thể tham khảo để bảo vệ ngôi nhà thân yêu tránh khỏi hiện tượng thấm dột.

  •  Đối với những ngôi nhà liền kề mới xây, khe tiếp giáp nhỏ, không nhìn rõ, bạn có thể sử dụng các loại màng chống thấm có độ đàn hồi gốc Polymer, Acrylic hoặc Polyurethane để xử lý chúng. Loại màng chống thấm này có tính dẻo cũng như đàn hồi rất cao nên có khả năng hồi phục, trám bít các khe hở giữa mái tôn và tường, khe lún giữa 2 nền móng, tránh hiện tượng ứ đọng nước hiệu quả trên mái tôn.
  • Đối với những ngôi nhà cũ, khe tiếp giáp thường tách nhau khoảng 1-5cm
  • Trường hợp này đòi hỏi phải thực hiện các phương pháp chống thấm phức tạp hơn. Theo như ý kiến của các chuyên gia thì bạn nên sử dụng màng Bitum dán chống thấm để phủ lên lớp chống thấm Acrylic và thực hiện như sau:
  • Đục tẩy khe tiếp giáp giữa hai ngôi nhà làm mái tôn.
  • Vệ sinh sạch sẽ đảm bảo mái tôn không dính các vật liệu thừa hay các tạp chất khác. (trường hợp bề mặt lồi lõm quá thì phải tạo bề mặt bằng lớp tôn dốc phía bên dưới nhà thấp hơn).
  • Dùng bình gas đèn khò khò khô đảm bảo bề mặt không ẩm nước nhằm tăng độ bám dính tối ưu của vật liệu xuống bề mặt mái tôn.
  • Khò nóng chảy màng chống thấm bám chặt vào mái tôn dọc theo khe tiếp giáp (khổ rộng từ 20 – 40cm tuỳ từng hiện trạng thấm dột của các công trình khác nhau). Màng chống thấm này có tác dụng ngăn nước mưa ngấm xuống khe tiếp giáp giữa tường và mái tôn, sợi gia cường trong màng chống thấm có ưu điểm chịu lực trành hiện tượng co lún chưa ổn định.
  • Láng bảo vệ bề mặt vật liệu chống thấm để hoàn thiện như tình trạng ban đầu.

Trường hợp khe quá lớn có thể sử dụng tôn inox không gỉ để ghim vào tường để đảm bảo độ an toàn và chắc chắn.

Phương pháp bịt khe hở giữa mái tôn và tường là phương pháp chống thấm tường mái hiệu quả nhất hiện nay. Bạn có thể sử dụng các màng chống thấm đàn hồi để trám bít các khe hở. Việc trám bít sẽ hạn chế những hiện tượng ứ đọng nước và mang lại hiệu quả chống thấm cao.

Xem thêm nội dung
Bình luận

Những câu hỏi thường gặp

❖ Sản phẩm tại phân phối vật tư xây dựng Minh Phúc gồm những loại nào?

❖ Giá bán tại nhà phân phối vật tư xây dựng Minh Phúc khác gì với đơn vị khác?

❖ Sản phẩm tại nhà phân phối vật tư xây dựng Minh Phúc bán cho đối tượng khách hàng nào nhiều nhất?

Hotline Hotline
0